Ngữ pháp Tiếng Nhật có đặc điểm gì - Nhật ngữ

Chào các bạn, bài trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về đặc điểm từ vựng Tiếng Nhật, các bạn có thể xem lại bài viết nhé. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem trong ngữ pháp tiếng Nhật có đặc điểm gì khác biệt so với các ngôn ngữ khác nhé, hãy cùng tìm hiểu thôi nào.

Ngôn ngữ nào khi học cũng có cấu trúc ngữ pháp riêng, và tiếng Nhật cũng không ngoại lệ trong trường hợp này. Để học tốt tiếng Nhật thì các bạn phải tìm hiểu những điều cơ bản và một trong những điều đó là về ngữ pháp Tiếng Nhật.

Ngữ pháp tiếng Nhật có đặc điểm gì - Nhật ngữ


1. Nhật ngữ - Đặc điểm ngữ pháp Tiếng Nhật


Đặc điểm nổi bật nhất của ngữ pháp tiếng Nhật so với các ngôn ngữ khác đó là trật tự câu trong tiếng Nhật, trật tự câu hoàn toàn đảo lộn so với các ngôn ngữ khác như tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Trung...
Trong tiếng Nhật, vị ngữ được đứng ở cuối câu, và đây là một nguyên tắc bất dịch không thể thay đổi(hay vị ngữ còn gọi là động từ, động từ đặt ở cuối câu hoặc mệnh đề).
Hầu hết các ý nghĩa ngữ pháp trong tiếng Nhật được thể hiện bằng trợ từ và trợ động từ chứ không phải là bằng trật tự từ trong một câu như tiếng Việt của chúng ta. Ngoài ra, các trợ từ sẽ được đính kèm ở cuối danh từ, một số thì đính kèm với trợ từ khác; trợ từ đặt ở cuối câu hay cuối chữ, biểu thị sự quan hệ giữa các chữ trong câu, gia tăng nhiều nghĩa. Trợ từ câu được đính kèm với một câu, bao gồm từ để hỏi “か”. So với tiếng Việt của chúng ta thì điều này khác xa với những gì mà chúng ta đã học, tiếng Việt vốn thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa câu nói phần lớn bằng trật tự từ trong câu, và đôi khi là hư từ trong câu. Trật tự từ trong tiếng Nhật cơ bản là: Chủ ngữ – Tân ngữ – Động từ. Loại văn tự của ngữ pháp tiếng Nhật được viết bởi 3 loại văn tự (Hiragana, Katakana, Kanji).
Ví dụ:
- わたし は ベトナムじん です。
 Tôi là người Việt Nam

Một đặc điểm quan trọng khác trong ngữ pháp tiếng Nhật bạn nên biết đó là: giống với các ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, tiếng Nga,... động từ và tính từ trong tiếng Nhật có một sự biến đổi về mặt hình thức bằng cách đó là bạn ghép thêm tiếp vị ngữ để tạo thành thời, thể, trạng thái..., nhưng lại không biểu hiện ngôi và số.
Trong các hội thoại của tiếng Nhật Bản, các ngôi nhân xưng, đặc biệt là chủ ngữ thường được giản lược một cách tối đa có thể. Điều này là do các ý nghĩa ngữ pháp và nghĩa tình thái trong câu nói của tiếng Nhật đã được biểu hiện ở dạng thức của động từ rồi. Bạn chỉ cần nhìn vào dạng thức của động từ mà cũng có thể phân biệt được ai là đối tượng giao tiếp, ai là chủ thể của lời nói và mối quan hệ xã hội giữa họ. Thông tin được lược bớt: bỏ qua thông tin đã hiểu từ ngữ cảnh cho trước, hoặc đã có ở câu trước đó.

Học ngữ pháp tiếng Nhật

2. Kính ngữ trong tiếng Nhật có gì đặc biệt?


Một trong những phạm trù ngữ pháp quan trọng trong tiếng Nhật đó là kính ngữ. Mặc dù các phương tiện biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật bao gồm cả từ vựng và ngữ pháp, song phương tiện về ngữ pháp trong tiếng Nhật chiếm tỉ lệ khá lớn . Có rất nhiều định nghĩa về kính ngữ, nhưng bạn có thể hiểu kính ngữ là các biểu hiện hay các dạng thức ngôn ngữ mà người nói (hoặc người viết) lựa chọn cho phù hợp với tình huống và đối tượng giao tiếp để biểu thị ý kính trọng đối với đối tượng giao tiếp. Kính ngữ thuộc phạm trù của từ vựng, kính ngữ chủ yếu bao gồm các danh từ, đại từ nhân xưng và một số ít các động từ đặc biệt. Kính ngữ được biểu hiện bằng phương tiện ngữ pháp bao gồm các dạng thức của động từ và trợ động từ. Nói chung, có ba dạng thức chính đó là: dạng thức kính trọng, dạng lịch sự và cuối cùng là dạng khiêm tốn. Trừ một số động từ đặc biệt mà dạng thức kính ngữ của chúng trong tiếng Nhật là những từ riêng biệt được quy định, phần lớn động từ trong tiếng Nhật đều có 3 dạng thức kính ngữ, được thể hiện bằng cách chia phần đuôi của động từ.
Ngoài ra, cách thêm phụ tố (tiếp đầu ngữ o hoặc go) vào phía trước các danh từ cũng là một cách biểu hiện kính ngữ bằng phương tiện ngữ pháp.
Ngữ pháp là một phần quan trọng trong việc học, bạn nắm được ngữ pháp thì bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được kiến thức, có thể đặt câu một cách nhanh nhất có thể so với những người chưa học kĩ về ngữ pháp. Vì vậy, việc học ngữ pháp tiếng Nhật là một phần không thể thiếu khi học Nhật ngữ.

Dù học ngôn ngữ nào thì tự bản thân chúng ta phải nỗ lực cố gắng, học nghe, học nói, đọc và viết...muốn viết được câu chuẩn thì phải học thật tốt ngữ pháp. Trong nhiều phương diện, tình huống khác nhau mà chúng ta phải sử dụng tất cả các kỹ năng và khi học tiếng Nhật thì cũng vậy, ngữ pháp tiếng Nhật một phần bài học bạn phải luyện tập, đặt câu nhiều thì mới thành thạo được. Học tập thật tốt để có thể phục vụ cho cuộc sống sau này của chúng ta các bạn nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana - Bảng chữ mềm Nhật ngữ

Học từ vựng tiếng Nhật Bản về giới từ

Học từ vựng tiếng Nhật miêu tả tính cách con người